img clock
Giờ làm việc

Mở cửa: Thứ Hai đến Thứ Bảy

img email
Email

info@vettech.vn

img address
Trụ sở chính

TT18-04, Khu đấu giá 31ha, Xã Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

Tổng quan về virus tembusu trên vịt

05-05-2025


1. Giới thiệu về Virus Tembusu

Virus Tembusu ở vịt (DTMUV) thuộc họ Flaviviridae, chi Flavivirus, và nhóm virus Ntaya. Cho đến nay, hơn 50 loại virus thuộc chi này đã được xác định, bao gồm các virus nguy hiểm như viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết Dengue và Zika. DTMUV là tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cấp tính trên vịt, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi trong thời gian ngắn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả kinh tế.

2. Triệu chứng lâm sàng và con đường lây truyền

Triệu chứng lâm sàng chính của DTMUV:

  • Suy giảm nhanh chóng sản lượng trứng
  • Mất điều hòa vận động (ataxia)
  • Xuất huyết và viêm buồng trứng
  • Lách to (splenomegaly) và gan to (hepatomegaly)
  • Hoại tử lách và não

Tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 10% đến 30% ở vịt trưởng thành, trong khi ở vịt con có thể lên đến 90% – 100%, với tỷ lệ tử vong từ 5% đến 30%.

Con đường lây truyền:

  • Lây truyền theo chiều dọc
  • Truyền qua muỗi
  • Tiếp xúc trực tiếp và lây qua không khí
  • Ngoài vịt, DTMUV còn có thể lây nhiễm sang gà, ngỗng, bồ câu và chim sẻ
  • Phát hiện kháng thể trung hòa DTMUV trong huyết thanh của công nhân chăn nuôi vịt cho thấy nguy cơ tiềm tàng đối với con người

3. Lịch sử phát hiện và sự lây lan của DTMUV

  • 1955-1992: Virus Tembusu được phân lập từ muỗi Culex và Aedes tại Malaysia và Thái Lan nhưng chưa ghi nhận gây bệnh.
  • 2000: Virus Tebusu hay còn gọi là Virus Sitiawan (STWV) xuất hiện tại Malaysia và gây bệnh trên gà.
  • 2010: Dịch bùng phát mạnh trên vịt tại Trung Quốc, phát hiện các chủng BYD và Fengxian 2010 (FX2010), sau này gọi chung là Duck Tembusu Virus (DTMUV).
  • 2012-2015: DTMUV lan rộng tại Trung Quốc và Thái Lan, lây nhiễm cho vịt, ngỗng, gà và chim sẻ.
  • 2019: TMUV lần đầu tiên được phân lập từ muỗi tại Đài Loan (TMUV-TP1906).
  • 2022: Chủng TMUV HQ-22 từ ngỗng tại Trung Quốc có đột biến protein vỏ (E), gây bệnh nghiêm trọng hơn.
Hình 1. Lịch sử phát hiện của TMUV. Dòng thời gian minh họa lịch sử lây lan của TMUV, các vật chủ bị nhiễm và các chủng điển hình được phân lập từ năm 1955

Hình 1. Lịch sử phát hiện của TMUV. Dòng thời gian minh họa lịch sử lây lan của TMUV, các vật chủ bị nhiễm và các chủng điển hình được phân lập từ năm 1955

4. Đặc điểm hệ gene của DTMUV

DTMUV có bộ gene RNA dương không phân đoạn, dài khoảng 11 kb, mã hóa một khung đọc mở (ORF) duy nhất. ORF này tạo ra:

  • Ba protein cấu trúc: protein capsid (C), protein màng prM và protein vỏ E (tham gia lắp ráp virus và xâm nhập tế bào chủ).
  • Bảy protein không cấu trúc: NS1, NS2A, NS2B, NS3, NS4A, NS4B và NS5 (tham gia sao chép và điều hòa miễn dịch bẩm sinh).

Dựa trên phân tích bộ gen và cây phát sinh loài ML của các gen E, NS1 và NS5, TMUV được chia thành 4 nhóm chính:

Nhóm TMUV: Các chủng phân lập đầu tiên từ năm 1955 (TMUV MM1775), STWV (2000, Malaysia) và TMUV-TP1906 (2019, Đài Loan).

Nhóm 1: Chủ yếu gồm các chủng virus từ Thái Lan (2007) và Malaysia (2012).

1. Nhóm 2: Chủ yếu gồm các chủng từ Trung Quốc và Thái Lan, chia thành hai phân nhóm:

2. Nhóm 2.a: Chủ yếu từ Thái Lan
Nhóm 2.b: Chủ yếu từ Trung Quốc
Nhóm 3: Các chủng virus mới từ Trung Quốc và Thái Lan, cho thấy sự đa dạng và tiến hóa liên tục của TMUV.

Hình 2. Sơ đồ mô hình về phân bố và phân loại TMUV. Các chủng TMUV chủ yếu được phân lập tại Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Chúng được phân thành bốn nhóm chính: TMUV, Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3.

Hình 2. Sơ đồ mô hình về phân bố và phân loại TMUV. Các chủng TMUV chủ yếu được phân lập tại Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc. Chúng được phân thành bốn nhóm chính: TMUV, Nhóm 1, Nhóm 2 và Nhóm 3.

5. Các phương pháp phát hiện DTMUV

Phương pháp chẩn đoán phân tử:

  • One-step RT-PCR nhắm vào vùng NS5 có độ nhạy cao, phát hiện virus ở mức 0,001 liều gây chết phổi 50% (ELD50/mL).
  • qPCR (Dual qPCR, multiplex qPCR) giúp phát hiện đồng thời nhiều virus gây bệnh trên vịt như Duck Circovirus (DuCV), DTMUV, Muscovy Duck Reovirus (MDRV), and Novel Duck Reovirus (NDRV) với độ nhạy phát hiện 1.51 × 101 copies/μL
  • PCR kỹ thuật số (dPCR) có độ nhạy cao hơn, với giới hạn phát hiện chỉ 1,3 copies/μL.
  • PCR hạt nano: Nhắm vào gen E của DTMUV, nhạy hơn gấp 10 lần so với PCR thông thường với độ nhạy phát hiện 1.8 × 102 copies/μL.

Phương pháp huyết thanh học:

  • ELISA: Phát hiện kháng nguyên và kháng thể DTMUV dựa trên protein E hoặc NS1.
  • Kit test nhanh (ICS): Phát hiện nhanh DTMUV trong 10 phút, độ chính xác 93,9% so với RT-PCR.

6. Phòng chống DTMUV

Hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, do đó tiêm phòng vaccine là biện pháp quan trọng nhất.

Các loại vaccine hiện nay:

  • Vaccine bất hoạt: Chủng HB, DF2, AH-F10 giúp giảm tải lượng virus, phục hồi sản lượng trứng.
  • Vaccine sống nhược độc: Chủng FX2010-180P, WF 100, SDS-70 tạo miễn dịch kéo dài và an toàn, không lây nhiễm qua đường mũi và không truyền ngang sang các vịt nhạy cảm.
  • Vaccine tái tổ hợp: Sử dụng hệ thống biểu hiện Adenovirus, Salmonella, hoặc virus Semliki Forest, Một số vaccine tái tổ hợp cho thấy hiệu quả bảo hộ đạt 100% trong quá trình thử nghiệm.
  • Hạt nano tự lắp ráp chứa protein E giúp bảo vệ vịt khỏi DTMUV.

Do  DTMUV có sự đa dạng di truyền lớn, việc các vaccine bất hoạt và vaccine sống giảm độc lực hiện tại có thể cung cấp khả năng bảo vệ miễn dịch đối với tất cả các chủng hay không vẫn chưa được xác định và cần được nghiên cứu thêm.

7. Kết luận

Kể từ đợt bùng phát đầu tiên vào năm 2010, DTMUV vẫn là mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi vịt. Các phương pháp phát hiện và vaccine hiện tại có thể mất hiệu quả do virus có khả năng đột biến cao. Việc nghiên cứu sâu hơn về hệ miễn dịch và cơ chế lây truyền sẽ giúp kiểm soát virus hiệu quả hơn.

Chiến lược phòng chống toàn diện bao gồm:

  • Giám sát dịch tễ để xác định con đường lây nhiễm
  • Nâng cao nhận thức về bệnh
  • Phát triển vaccine mới
  • Thực hiện biện pháp an toàn sinh học và kiểm soát muỗi
  • Chia sẻ dữ liệu dịch tễ giữa các tổ chức y tế để giảm nguy cơ lây nhiễm sang người.

Việc kết hợp nhiều phương pháp phòng chống sẽ giúp giảm thiểu tác động của DTMUV đối với ngành chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.

Nguồn: https://www.mdpi.com/1999-4915/16/5/811 

envelope
Cập nhật mới nhất
đăng ký nhận bản tin của chúng tôi