img clock
Giờ làm việc

Mở cửa: Thứ Hai đến Thứ Bảy

img email
Email

info@vettech.vn

img address
Trụ sở chính

TT18-04, Khu đấu giá 31ha, Xã Gia Lâm, Thành phố Hà Nội

Cảnh báo xuất hiện các chủng PRRSV độc lực cao tái tổ hợp giữa các lineage ở Trung Quốc

07-05-2025

Kể từ năm 2013, virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn thuộc type 2 (PRRSV-2), dòng (lineage) 1.8 (NADC30-like PRRSV) đã xuất hiện và trở nên phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc. Chủng NADC30-like PRRSV với các đột biến và tái tổ hợp trong hệ gene đã đặt ra những thách thức đáng kể cho việc kiểm soát bệnh tật.

Nhóm nghiên cứu của Teng Tu thuộc trường đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên, Trung quốc đã phân lập thành công một chủng NADC30-like PRRSV (được đặt tên là SCCD22) vào năm 2022 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Chủng SCCD22 được phân tích đặc điểm hệ gen và đánh giá khả năng gây bệnh trên lợn con 28 ngày tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng SCCD22 có sự tương đồng 93,02% về nucleotide khi so sánh với chủng NADC30 PRRSV (Chủng Bắc Mỹ, mã số GenBank: MH500776) và có vùng mã hóa protein phi cấu trúc 2 (NSP2) bị xóa 131 axit amin tương tự như đã thấy trong chủng NADC30 PRRSV. Kết quả phân tích trình tự gen cũng cho thấy chủng virus SCCD22 là chủng virus tái tổ hợp gen, cụ thể trình tự gen từ vị trí 1.028–3.290 của gen NSP2 rất giống với chủng JXA1-like GZ106 (Chủng virus độc lực cao Trung Quốc, sublineage 8.7, mã số GenBank: KJ541663), trong khi trình tự gen từ vị trí 9,985–12,279 của gen NSP10 ~ 12 gần giống với chủng NADC30-like CY2-1604 (mã số GenBank: MH651737).

Hình 1. Cây phát sinh chủng loài dựa trên gen PRRS ORF5.

Hình 1. Cây phát sinh chủng loài dựa trên gen PRRS ORF5.

Kết quả gây bệnh thực nghiệm cho thấy lợn con bị nhiễm SCCD22 có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng như nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốt kéo dài, chán ăn và lông xù xì. Kết quả mổ khám cho thấy phổi có các biến đổi bệnh lý điển hình liên quan đến bệnh tai xanh và phổi là cơ quan bị ảnh hưởng chính. Virus huyết được phát hiện thấy trong máu và các dịch tiết qua mũi của lợn thí nghiệm.

Hình 2. Triệu chứng lâm sàng của lợn con khi gây bệnh thực nghiệm. (A) Thay đổi nhiệt độ trực tràng của lợn con; (B) Trọng lượng cơ thể của lợn con; (C) Điểm số lâm sàng của lợn con trong mỗi nhóm (D) Lợn trong nhóm đối chứng; (E) Lợn trong nhóm Thí nghiệm. (Sự khác biệt đáng kể được đánh dấu bằng dấu *, *p < 0,05).

Hình 2. Triệu chứng lâm sàng của lợn con khi gây bệnh thực nghiệm. (A) Thay đổi nhiệt độ trực tràng của lợn con; (B) Trọng lượng cơ thể của lợn con; (C) Điểm số lâm sàng của lợn con trong mỗi nhóm (D) Lợn trong nhóm đối chứng; (E) Lợn trong nhóm Thí nghiệm. (Sự khác biệt đáng kể được đánh dấu bằng dấu *, *p < 0,05).

Hình 3. Những thay đổi bệnh lý trong phổi của lợn con và kết quả xét nghiệm tải lượng virus sau khi gây bệnh thực nghiệm với chủng virus SCCD22. (A) Phần phổi và mô bệnh học từ nhóm lợn đối chứng; (B) Phần phổi và mô bệnh học từ nhóm lợn thí nghiệm; (C) Kết quả tải lượng virus trong các cơ quan của lợn con từ nhóm lợn thí nghiệm.

Hình 3. Những thay đổi bệnh lý trong phổi của lợn con và kết quả xét nghiệm tải lượng virus sau khi gây bệnh thực nghiệm với chủng virus SCCD22. (A) Phần phổi và mô bệnh học từ nhóm lợn đối chứng; (B) Phần phổi và mô bệnh học từ nhóm lợn thí nghiệm; (C) Kết quả tải lượng virus trong các cơ quan của lợn con từ nhóm lợn thí nghiệm.

Nguồn: https://www.frontiersin.org/journals/microbiology/articles/10.3389/fmicb.2024.1362471/full 

envelope
Cập nhật mới nhất
đăng ký nhận bản tin của chúng tôi