Cập nhật thông tin về các chủng PRRSV với các kiểu tái tổ hợp khác nhau phổ biến ở Trung Quốc
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) hay còn gọi là bệnh Tai xanh là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và gây thiệt hại kinh tế đáng kể trong ngành chăn nuôi lợn. Các chủng virus gây bệnh tai xanh thường xuyên đột biến và tái tổ hợp di truyền dẫn đến xuất hiện các chủng mới tấn công các tế bào của hệ miễn dịch và đây là nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của lợn suy giảm.
Nghiên cứu của Jiankui Liu (trường đại học Long Nham, Phúc Kiến) đã phát hiện thấy sự xuất hiện của chủng virus tai xanh mới NADC34-like PRRSV (Chủng NADC34 (IA/2014/NADC34) là Chủng Bắc Mỹ; Mã số GenBank: MF326985) gây ra tình trạng sẩy thai với số lượng lớn ở đàn lợn nái và đã làm rấy lên mối lo ngại lớn ở Trung Quốc. Biến chủng NADC34-like PRRSV mới được đặt tên là PRRSV/CN/FJGD01/2021 (Mã số GenBank: OL310959) tiến hóa từ sự tái tổ hợp di truyền giữa các chủng virus khác nhau là NADC30-like PRRSV, NADC34-like PRRSV và JXA1-like PRRSV. Chủng virus tái tổ hợp di truyền này phân lập được ở tỉnh Phúc Kiến vào năm 2021 và khả năng gây bệnh của nó đã được kiểm tra ở lợn con.
Kết quả gây bệnh thực nghiệm trên lợn cho thấy chủng PRRSV/CN/FJGD01/2021 có thể gây ra tỷ lệ mắc bệnh đến 100%, lượng virus huyết tăng, sốt cao kéo dài (>40°C trong 14 ngày liên tiếp), sụt cân và tổn thương mô bệnh học ở phổi nghiêm trọng hơn so với chủng NADC30-like FJZ03 (Mã số GenBank: KP860909) và chủng NADC34-like FJ0908 (Mã số GenBank: MK202794). Chủng PRRSV/CN/FJGD01/2021 có khả năng gây bệnh cao hơn chủng FJZ03 và FJ0908 ở lợn con, nhưng thấp hơn so với chủng PRRSV độc lực cao của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu khác, Huang và cộng sự tại Đại học nông nghiệp Tứ Xuyên, Thành Đô, Trung Quốc đã phân lập và xác định đặc tính sinh học của hai chủng PRRSV mới ở Tây Nam Trung Quốc là SCABTC-202305 (Mã số GenBank: OR365672) và SCABTC-202309 (Mã số GenBank: OR766560) có các kiểu tái tổ hợp di truyền khác nhau.
Kết quả phân tích cây phả hệ cho thấy chủng SCABTC-202305 thuộc dòng 8 và chủng SCABTC-202309 thuộc dòng 1.8. Phân tích đột biến axit amin đã xác định sự thay thế và xóa axit amin duy nhất trong gen ORF5 và Nsp2. Kết quả phân tích tái tổ hợp di truyền cho thấy chủng SCABTC-202305 là chủng tái tổ hợp di truyền giữa chủng JXA1 (Mã số GenBank: EF112445) (là chủng chính) và chủng NADC30 (Mã số GenBank: MH500776) (là chủng thứ yếu). Đồng thời chủng SCABTC-202309 được xác định là chủng tái tổ hợp di truyền giữa chủng NADC30 (là chủng chính) và chủng JXA1 (là chủng thứ yếu).
Trong nghiên cứu này, để nghiên cứu khả năng gây bệnh của các chủng tái tổ hợp, Huang cũng đã lây nhiễm các chủng SCABTC-202305 và SCABTC-202309 cho lợn con. Kết quả cho thấy, cả hai chủng phân lập đều gây bệnh, nhưng lợn con bị nhiễm chủng SCABTC-202305 biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ tử vong nghiêm trọng hơn, tải lượng virus và đáp ứng miễn dịch cao hơn so với lợn con bị nhiễm chủng SCABTC-202309. Chủng SCABTC-202305 cũng gây ra các tổn thương phổi lan rộng hơn dựa trên mô bệnh học. Những phát hiện này cho thấy rằng khả năng gây bệnh khác nhau quan sát được giữa hai chủng PRRSV mới có thể là do sự biến đổi thông tin di truyền được mã hóa bởi các vùng gen đặc hiệu. Việc làm sáng tỏ các yếu tố di truyền quyết định độc lực và khả năng lây truyền của PRRSV sẽ giúp ích cho những nỗ lực kiểm soát bệnh trên lợn trong tương lai.

Hình 2. Đặc điểm bệnh tích đại thể và vi thể của phổi lợn con sau khi gây bệnh thực nghiệm. (A-D) Phổi. (E-H) Mô bệnh học. (I-K) Phát hiện PRRSV bằng phương pháp hoá mô miễn dịch.
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu khác, Huang và cộng sự tại Đại học nông nghiệp Tứ Xuyên, Thành Đô, Trung Quốc đã phân lập và xác định đặc tính sinh học của hai chủng PRRSV mới ở Tây Nam Trung Quốc là SCABTC-202305 (Mã số GenBank: OR365672) và SCABTC-202309 (Mã số GenBank: OR766560) có các kiểu tái tổ hợp di truyền khác nhau.
Kết quả phân tích cây phả hệ cho thấy chủng SCABTC-202305 thuộc dòng 8 và chủng SCABTC-202309 thuộc dòng 1.8. Phân tích đột biến axit amin đã xác định sự thay thế và xóa axit amin duy nhất trong gen ORF5 và Nsp2. Kết quả phân tích tái tổ hợp di truyền cho thấy chủng SCABTC-202305 là chủng tái tổ hợp di truyền giữa chủng JXA1 (Mã số GenBank: EF112445) (là chủng chính) và chủng NADC30 (Mã số GenBank: MH500776) (là chủng thứ yếu). Đồng thời chủng SCABTC-202309 được xác định là chủng tái tổ hợp di truyền giữa chủng NADC30 (là chủng chính) và chủng JXA1 (là chủng thứ yếu).
Trong nghiên cứu này, để nghiên cứu khả năng gây bệnh của các chủng tái tổ hợp, Huang cũng đã lây nhiễm các chủng SCABTC-202305 và SCABTC-202309 cho lợn con. Kết quả cho thấy, cả hai chủng phân lập đều gây bệnh, nhưng lợn con bị nhiễm chủng SCABTC-202305 biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ tử vong nghiêm trọng hơn, tải lượng virus và đáp ứng miễn dịch cao hơn so với lợn con bị nhiễm chủng SCABTC-202309. Chủng SCABTC-202305 cũng gây ra các tổn thương phổi lan rộng hơn dựa trên mô bệnh học. Những phát hiện này cho thấy rằng khả năng gây bệnh khác nhau quan sát được giữa hai chủng PRRSV mới có thể là do sự biến đổi thông tin di truyền được mã hóa bởi các vùng gen đặc hiệu. Việc làm sáng tỏ các yếu tố di truyền quyết định độc lực và khả năng lây truyền của PRRSV sẽ giúp ích cho những nỗ lực kiểm soát bệnh trên lợn trong tương lai.

Hình 3. Phân tích cấu trúc tái tổ hợp trong hệ gen của hai chủng SCABTC-202305 và SCABTC-202309. Phân tích sử dụng phần mềm SimPlot 3.5.1. (a) SCABTC-202305 (query) với JXA1 (đỏ) và NADC30 (xanh lam). (b) SCABTC-202309 (query) với JXA1 (đỏ) and NADC30 (xanh lam). Điểm tái tổ hợp được chỉ ra ở đường nét đứt màu đen. Màu xanh lá cây chỉ ra các chủng thứ yếu, màu trắng tương ứng với các chủng chính. (c) Cây phả hệ dựa trên các vùng tái tổ hợp của chủng SCABTC-202305. (d) Cây phả hệ dựa trên các vùng tái tổ hợp của chủng SCABTC-202309. Màu đỏ tương ứng với chủng chính, màu tím tương ứng với chủng thứ yếu.

Hình 4. Kết quả nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm trên lợn con. (a) Điểm số lâm sàng, (b) Tỉ lệ sống sót, (c) Thay đổi nhiệt độ trực tràng (d) Thay đổi trọng lượng của lợn con ở mỗi nhóm. Sự khác biệt đáng kể được đánh dấu bằng dấu *: ****P < 0.0001; ***P < 0.001; **P < 0.01; *P < 0.05.

Hình 5. Kết quả kiểm tra hàm lượng virus trong (a) máu, (b) dịch tiết mũi (c) dịch tiết họng và (d) dịch tiết hậu môn. Sự khác biệt đáng kể được đánh dấu bằng dấu *: ****P < 0.0001; **P < 0.01; *P < 0.05.

Hình 6. (a) Tổn thương ở phổi lợn con. (b) Điểm tổn thương phổi của lợn con (c) Tổn thương vi thể phổi của lợn con (d) Điểm tổn thương vi thể phổi của lợn con (e) Phát hiện PRRSV trong mô phổi lợn con bằng phương pháp hoá mô miễn dịch (IHC). (f) Mật độ trung bình của phần phổi nhuộm IHC.
Bài Viết Liên Quan

07
05-2025
Bệnh Heo
Tổng quan về các loài mycoplasma lây nhiễm qua đường máu trên lợn (Phần 1) Chi tiết